0 Your Cart $0.00

Cart (0)

No products in the cart.

Cách hoạt động, kiếm tiền trên dự án blockchain

Nếu dùng 1,000 USD để mua ETH vào tháng 8/2015, bạn sẽ có trong tay 2.23 triệu USD, mức tăng trưởng 2,230 lần sau 6 năm, theo Forbes Advisor.

Nếu đầu tư vào SOL bạn sẽ nhận về mức tăng trưởng 110 lần chỉ sau 1 năm, theo Nasdaq. Nếu mua BNB bạn sẽ có thể đạt ROI 7,000 lần sau 4 năm.

 Vitalik Buterin - anh là một nhân vật nổi tiếng trong thế giới Blockchain đã trở thành tỷ phú năm 27 tuổi. Doanh nghiệp của anh - Ethereum từng có giá trị vốn hóa lên đến 500 tỷ USD. Số tiền này lớn hơn tổng giá trị hàng hóa Việt Nam tạo ra trong cả 1 năm (GDP).

Vậy tại sao Blockchain có thể tạo ra những con số không lồ như vậy? Doanh nghiệp Blockchain tạo ra lợi nhuận từ những nguồn nào? Có phải phí giao dịch là nguồn tiền lớn nhất hay không?

Không chỉ có phí giao dịch là một nguồn thu cho Blockchain, đây vốn không phải nguồn thu chính. Mỗi giao dịch trên Blockchain đều phải trả một khoản phí nhỏ. Nhưng khoản phí này không "chạy" trực tiếp đến với doanh nghiệp Blockchain mà sẽ được nhận bởi thợ đào. Đây là những người sở hữu dàn máy tính “trâu cày" (đối với Blockchain PoW), hay stake lượng lớn token (đối với Blockchain PoS) để vận hành mạng lưới và nhận thưởng. Đây được xem là khoản thu đáng kể khi thợ đào Ethereum kiếm được 217 triệu USD từ phí giao dịch và 1.77 tỷ USD từ phần thưởng khai thác vào tháng 11/2021.

Nhà phát triển Blockchain với lượng lớn token trong tay cũng có thể trích ra một phần để trở thành thợ đào trên Blockchain PoS. Thế nhưng, đây thường không phải mô hình kinh doanh mà các nhà phát triển Blockchain theo đuổi. 

Tính phi tập trung chính là điểm thú vị của Blockchain. Mạng lưới Blockchain có thể vận hành bởi tất cả mọi người và mọi người xứng đáng nhận được phí giao dịch.

Vào năm 2015, ông lớn công nghệ Microsoft đã hợp tác cùng ConsenSys, công ty Blockchain thành lập bởi đồng sáng lập Ethereum, cho ra mắt EBaaS (Ethereum Blockchain as a Service) trên Microsoft Azure. Đây là phần mềm cho phép doanh nghiệp thử nghiệm ứng dụng Blockchain mà không cần đầu tư cơ sở hạ tầng.

 EBaaS đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của ngân hàng lớn nhất nước Mỹ J.P. Morgan, nhà cung cấp động cơ phản lực GE Aviation, hãng hàng không Singapore Airlines, thương hiệu cà phê Starbucks và hãng game sở hữu bởi Microsoft tên Xbox.

Khởi đầu thuận lợi, tính đến 2022, ConsenSys đã nâng mức định giá lên 7 tỷ USD sau khi nhận khoản đầu tư 450 triệu USD từ Microsoft, SoftBank và Temasek. 

Các “ông lớn” trong ngành ngân hàng và điện tử cũng bắt đầu sử dụng dịch vụ do các dự án Blockchain cung cấp, hay thậm chí tự phát triển dịch vụ riêng.

IBM giới thiệu Ledger Connect vào 2018 với khách hàng đầu tiên là 2 ngân hàng Citi và Barclays. Amazon cũng giới thiệu Amazon Managed Blockchain, cung cấp dịch vụ giúp người dùng phát triển và quản lý Blockchain của riêng mình. Nhận lại từ những nỗ lực này là khoản doanh thu khổng lồ hay sự gia tăng doanh số.

Nhu cầu về một cơ sở dữ liệu an toàn, bảo mật, phi tập trung càng gia tăng. Tiềm năng lợi nhuận từ loại hình kinh doanh BaaS càng lớn.

1-43.jpg

Không chỉ có nguồn thu từ các doanh nghiệp truyền thống, Blockchain còn có thể bán giải pháp cho doanh nghiệp khác trong ngành.

Trong đó, các dự án đặc biệt tập trung vào những giải pháp bảo mật hoặc mở rộng Blockchain trong 2 năm gần đây.

Cung cấp giải pháp cho blockchain

Optimism là một trong những dự án Blockchain đầu tiên nhìn ra cơ hội kinh doanh này. Bằng việc phát triển OP Stack, Optimism cung cấp cơ sở hạ tầng cho phép các doanh nghiệp cùng ngành phát triển Blockchain Layer 2 - một trong những từ khóa “hot" nhất thời gian qua.

Ngay sau khi ra mắt, OP Stack đã được Base, opBNB, Zora, Celo và DeBank sử dụng để phát triển Layer 2. Một số khách hàng lớn khác của Optimism là Coinbase, Binance, Worldcoin…

Base tạo ra doanh thu 1.5 triệu USD trong 1 tháng. Nếu không thay đổi, doanh thu hàng năm của Base là 45 triệu USD, theo The Defi Investor. Trong đó, 10% doanh thu của Base sẽ được đóng góp vào Optimism Treasury, tương ứng mức 4.5 triệu USD, theo AmbCrypto. 

Tiếp nối Bitcoin và Ethereum, nhiều Blockchain khác ra đời. Mỗi Blockchain lại có thế mạnh công nghệ, mục tiêu phát triển khác nhau. Chúng có thể tập trung vào tốc độ, bảo mật, khả năng mở rộng, hoặc vào một nhánh cụ thể.

Mục tiêu cuối cùng của tất cả Blockchain này đều là thu hút lượng người dùng khổng lồ để tạo ra doanh thu tương tự như Blockchain Ethereum và Bitcoin.

Với Blockchain, chúng ta đang xây dựng thế giới mà chúng ta sẽ sống vào ngày mai. Và có lẽ, Blockchain sẽ không dừng lại ở đây, mà còn sẽ tiến xa, tạo ra nhiều thành quả, gây tác động lớn hơn đến thế giới.