0 Your Cart $0.00

Cart (0)

No products in the cart.

Tìm hiểu về Blockchain Platform

Blockchain có tốc độ phát triển rất nhanh và đang dần trở thành một chuẩn mực của sự phát triển công nghệ trên toàn thế giới. Rất nhiều công ty, tập đoàn, ngân hàng thậm chí chính phủ cũng đang phát triển hoặc ứng dụng công nghệ blockchain để giải quyết các vấn đề khó khăn hiện tại.

Vậy Blockchain Platform là gì? Phân loại như thế nào? Hãy cùng MINER68 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Blockchain Platform là gì?

Blockchain Platform là các dự án làm về nền tảng Blockchain, cho phép các nhà phát triển (developer) có thể lập trình tại đây để tạo ra các Dapp hay còn gọi là ứng dụng phi tập trung khác.

Một Blockchain Platform lớn mạnh khi nó có nhiều Dapp được xây dựng, được nhiều Developer & có nhiều người dùng biết đến… Đồng token sử dụng chính của nền tảng được gọi là đồng coin.

Đặc điểm của Blockchain Platform
Khả năng mở rộng

Khả năng mở rộng của Blockchain chính là tốc độ thực hiện giao dịch mà Blockchain Platform đó có thể đáp ứng được và có đơn vị là TPS (số giao dịch/giây). 

Khi đánh giá một blockchain platform, chúng ta phải nhìn xem khả năng xử lý giao dịch có thể đáp ứng nhu cầu của dự án hay không.

Khả năng mở rộng là một trong những vấn đề nan giải của công nghệ blockchain và cần phải được chú ý, khi nhắc tới khả năng mở rộng của blockchain có ba yếu tố mà cần trú trọng đó là: Tốc độ, độ bảo mật, tính phi tập trung.

Phát triển nền tảng để đáp ứng được tất cả sẽ là mục tiêu mà các blockchain hướng tới trong tương lai.

Tính thích ứng và chức năng

Trong khi các blockchain platform cùng dựa trên một nguyên lý chung, tính năng mà chúng mang lại có thể khác biệt rất lớn.

Một điều cũng rất quan trọng là đánh giá về mức độ thích ứng và độ hỗ trợ cộng đồng cho những blockchain này. Mức độ thích ứng là tỉ lệ ứng dụng thực tế mà công nghệ blockchain đó mang lại.

Chọn một công nghệ có độ thích ứng cao sẽ là quyết định đúng đắn hơn nhiều so với việc lựa chọn công nghệ có độ thích ứng thấp. Lí do đơn giản là những công nghệ blockchain mang tính ứng dụng cao tất nhiên sẽ nhận được nhiều sự chú ý, cập nhật và phát triển trong các năm tiếp theo.

Ethereum không phải là blockchain platform có khả năng mở rộng tốt nhất, nhưng lại được nhiều người sử dụng nhất, số lượng Dapp được xây dựng nhiều nhất, lượng giao dịch, lượng tiền lưu thông lớn nhất,... 

Ngoài ra rất nhiều blockchain platform mã nguồn mở phụ thuộc một phần vào cộng đồng để xác định, sửa lỗi và bảo mật hệ thống.

Bảo mật

Bảo mật là một yếu tố quan trọng đối với nhiều người, công ty hoặc tổ chức phải làm việc với nhiều thông tin yêu cầu độ bảo mật cao.

Để đảm bảo an toàn thông tin, hãy chọn một platform với lịch sử giao dịch rõ ràng và được cộng đồng tin dùng vì độ bảo mật.

Các platform nổi tiếng với nhiều người dùng như Bitcoin, Ethereum, EOS, NEO đều là những sự lựa chọn không tồi với lịch sử giao dịch rõ ràng.

Riêng tư hay mang tính cộng đồng

Bitcoin chính là cái tên nổi tiếng nhất về mạng lưới blockchain mở. Mọi người đều có thể thực hiện và xác minh giao dịch trên mạng lưới.

Một blockchain tư sẽ cần cấp phép bởi người tạo ra mạng lưới để truy cập. Bạn cần tìm hiểu kỹ đối tượng sẽ tham gia mạng lưới và đưa ra đánh giá cho mình.

Phân loại Blockchain Platform

Có nhiều cách để phân loại Blockchain, nhưng phổ biến nhất là việc dựa vào smart contract (hợp đồng thông minh) hoặc cách thức hoạt động.

Smart contract: Blockchain có thể có smart contract hoặc không. Nếu có, blockchain sẽ hỗ trợ xây dựng các ứng dụng ở trên, và tạo thành hệ sinh thái. Ví dụ như Ethereum, Solana, Terra,...
Cách thức hoạt động: Proof of Work (PoW), Proof of Stake (PoS) là hai cách phổ biến nhất, ngoài ra còn có Proof of History, Proof of Concept, Proof of Authority,...

Ứng dụng của Blockchain Platform trong thực tế

Blockchain Platform đã được tích hợp vào nhiều mặt cuộc sống như FinTech, AI, Crypto, Internet vạn vật (IoT), phần mềm bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe,... Ở Việt Nam Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cũng đã áp dụng Tomochain để lưu trữ văn bằng quốc gia.

Bên cạnh đó, Blockchain giúp người dùng chuyển tiền nhanh hơn, không bị kiểm soát bởi bên thứ ba.

Phí chuyển tiền cũng là một vấn đề đáng quan tâm nếu bạn chuyển tiền sang nước ngoài. Giả sử anh em muốn chuyển 100,000 VNĐ từ Việt Nam sang Mỹ, sẽ phải tốn rất nhiều phí. Trong khi với phí giao dịch của Solana (chỉ vài trăm đồng), thì cực kì tiện lợi để gửi tài sản với trị giá tương đương, sau đó đầu bên kia có thể bán trên sàn để đổi sang tiền USD.