0 Giỏ hàng của bạn $0.00

Giỏ hàng (0)

Không có sản phẩm trong giỏ hàng.

Kỹ thuật là gì? Học phân tích kỹ thuật như thế nào?

Đây là một trong những phương pháp phân tích rộng rãi nhất hiện nay, để có thể xác định cơ hội giao dịch thông qua các chỉ báo và kỹ năng phân tích của trader.

Vậy vì sao Phân tích kỹ thuật lại được áp dụng rộng rãi đến như vậy? Học phân tích kỹ thuật như thế nào?

Cùng MINER68 tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé.

Khái niệm

Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu và đưa ra dự đoán giá cả trong tương lai thông qua việc phân tích hành động dữ liệu giá của quá kh, tuy nhiên, những phân tích này đều chỉ mang tính chất tham khảo chứ không thể chính xác hoàn toàn tuyệt đối.

Trong phân tích kỹ thuật có ba thành phần chính:

- Thông tin trong khung thời gian xem xét.
- Các chỉ báo kỹ thuật mà nhà đầu tư lựa chọn sử dụng.
- Khả năng phân tích và đưa ra quyết định của nhà đầu tư.

Các bước học  phân tích kỹ thuật  
Bước 1: Nhìn tổng quát biểu đồ nến
Mục tiêu của phân tích kỹ thuật là đưa ra quyết định đầu tư cho tương lai dựa trên dữ liệu quá khứ. Vì vậy bạn cần cân nhắc biểu đồ bạn muốn áp dụng phân tích kỹ thuật có áp dụng được hay không thông qua khối lượng giao dịch.

Một chỉ số chỉ được phân tích đúng thông qua phân tích kỹ thuật chỉ khi chúng được giao dịch thực tế trên thị trường thông qua khối lượng mua bán cụ thể. Chúng càng được giao dịch nhiều chứng tỏ khả năng áp dụng phân tích kỹ thuật càng cao.

Bước 2: Xác định xu hướng, hỗ trợ - kháng cự
Lúc này chúng ta cần xem xét xu hướng chính, các mốc hỗ trợ-kháng cự trên từng khung thời gian từ các khung lớn đến các khung nhỏ hơn, dài hạn và ngắn hạn giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan về các mốc quan trọng của xu hướng chính.

1-65.jpg

Lưu ý rằng các mốc kháng cự - hỗ trợ và xu hướng trong các khung nhỏ có thể mâu thuẫn với xu hướng chính. Chúng chỉ là việc điều chỉnh trong xu hướng chính.

Bước 3: Tìm hiểu các mô hình biểu thị ủng hộ/phản đối xu hướng hiện tại
Hầu hết các xu hướng đều tuân theo một khuôn mẫu nhất định, nếu bạn có thể tìm ra khuôn mẫu chúng đi theo và đợi chúng được xác nhận, cơ hội giao dịch với tỷ lệ thành công cao của bạn sẽ  tăng lên.

Bước 4: Chờ các tín hiệu từ chỉ báo, các điều kiện thoả mãn vào lệnh
Khi các chỉ báo đã đạt đủ điều kiện để có thể tạo ra một giao dịch, bạn hãy kiểm chứng lại chúng rồi từ đó chuẩn bị sang bước 5.

Bước 5: Lên kế hoạch vào lệnh: lựa chọn điểm vào lệnh/chốt lời/cắt lỗ, tỉ lệ rủi ro
Không phải mọi tín hiệu từ chỉ báo đều có thể đem đến một giao dịch cho bạn. Sau khi có tín hiệu giao dịch bạn cần lên kế hoạch giao dịch cẩn thận. Việc cân nhắc các yếu tố rủi ro, tỉ lệ R:R, nguyên tắc quản lý vốn của bạn thì mới nên đưa ra quyết định có tiền hành giao dịch hay không.

Bước 6: Thực hiện và tuân thủ kế hoạch
Khi đã có kế hoạch giao dịch cụ thể bạn hãy thực hiện và tốt nhất nên tuân thủ chúng. Mỗi phân tích đều có tỉ lệ xác suất thắng khác nhau và việc bạn không tuân thủ đúng kế hoạch có thể chính là nguyên nhân khiến bạn thua lỗ nặng hơn.

Phân tích kỹ thuật có lợi ích gì?

Về ưu điểm nhìn chung ta có thể hoàn toàn tập trung về giá, giúp xác định mức hỗ trợ và kháng cự, cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn xác định được điểm vào phù hợp thông qua các công cụ, chỉ báo.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kể trên cũng không tránh được một số nhược điểm cần kể đến như: Phân tích có thể có sai số, về tính tương đối của phân tích biểu đồ cùng một thời điểm, cùng một biểu đồ, cùng các chỉ báo nhưng 2 nhà phân tích có thể đưa ra 2 nhận định khác nhau đối ngược, ngay cả khi xu hướng đã được xác định thì cũng vẫn luôn có những ý kiến trái chiều, và không phải tất cả các tín hiệu hoặc mô hình đều luôn đi theo quy tắc cũng như có rất nhiều loại chỉ báo khác nhau và bạn không thể sử dụng tất cả chúng để giao dịch.